87tranquoctuan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
87tranquoctuan

CỰU HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN, QUẢNG NGÃI, KHÓA 1984-1987

Latest topics
» Xuân 2015
DỊCH CÂN KINH EmptyMon Mar 09, 2015 10:15 pm by pnqt

» Thành kính phân ưu cùng bạn Trung C1 và gia đình
DỊCH CÂN KINH EmptyMon Sep 08, 2014 11:53 am by pnqt

» 87TQT SG đón bạn Thuyền, Hè 2014
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Aug 07, 2014 12:23 pm by pnqt

» 87TQT SG đón bạn Nhân và Hải Nguyễn
DỊCH CÂN KINH EmptyWed Jul 02, 2014 9:52 pm by pnqt

» Tin buồn - Thân phụ bạn Cường C10 từ trần, 10-3-2014
DỊCH CÂN KINH EmptyMon Mar 10, 2014 8:58 pm by pnqt

» Người đẹp bốn phương
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Feb 27, 2014 8:26 pm by pnqt

» C9 Chúc mừng Năm mới
DỊCH CÂN KINH EmptyWed Feb 26, 2014 9:29 pm by pnqt

» 87TrầnQuốcTuấn thăm Qúy Thầy Cô giáo dạy mình hồi học Cấp 2
DỊCH CÂN KINH EmptyTue Feb 25, 2014 9:27 pm by pnqt

» LỜI DẶN DÒ CỦA CHA VỚI CON GÁI
DỊCH CÂN KINH EmptySun Feb 16, 2014 9:54 pm by pnqt

» Xuân 2014
DỊCH CÂN KINH EmptySun Feb 16, 2014 4:55 pm by pnqt

» Tin buồn - Thân phụ bạn Tố Diễm C1 từ trần.
DỊCH CÂN KINH EmptySun Feb 16, 2014 3:49 pm by pnqt

» 87TQTsg đón bạn Tấn Long
DỊCH CÂN KINH EmptySun Feb 09, 2014 11:58 pm by pnqt

» 87TrầnQuốcTuấn QuảngNgãi tham gia công tác cứu trợ
DỊCH CÂN KINH EmptySun Feb 09, 2014 11:43 pm by pnqt

» Rất rất cảm ơn dượng Trần Đức Vinh
DỊCH CÂN KINH EmptySun Jan 05, 2014 4:07 pm by pnqt

» 87TQT SG Tân niên Tây 2014
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Jan 02, 2014 10:48 pm by pnqt

» 87TQT SG Tất niên 2013
DỊCH CÂN KINH EmptyTue Dec 31, 2013 9:58 am by pnqt

» Sinh nhật con bạn Trí
DỊCH CÂN KINH EmptyMon Dec 23, 2013 10:17 pm by pnqt

» Thạch Lễ Khiêm
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Oct 31, 2013 9:08 pm by pnqt

» far Viễn
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Oct 31, 2013 9:06 pm by pnqt

» 87TQT QN đón tiếp Thầy Thân và 87TQT SG
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Aug 22, 2013 10:41 am by pnqt

» 87TQT SG mừng bạn Quý có con vào Đại học
DỊCH CÂN KINH EmptyWed Aug 21, 2013 9:13 pm by pnqt

» 87TưNghĩa & 87TrầnQuốcTuấn Quảng Ngãi
DỊCH CÂN KINH EmptyThu Aug 08, 2013 10:28 pm by pnqt

» Cảm ơn bạn Trần Đức Vinh, cảm ơn bác sĩ Trần Trọng Cát Tường
DỊCH CÂN KINH EmptyWed Aug 07, 2013 7:52 pm by pnqt

» 87TQT cùng Thầy Thân thăm Nhà máy bia Dung Quất - Cảm ơn bạn Hải Nam
DỊCH CÂN KINH EmptySun Aug 04, 2013 2:18 pm by pnqt

» Thảo Cầm, Quý, và Vinh thăm 87TQT SG
DỊCH CÂN KINH EmptySun Jul 14, 2013 1:56 am by pnqt

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 54 người, vào ngày Mon Aug 07, 2017 12:16 am
Top posters
pnqt (256)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 
Admin (40)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 
saigonboy (40)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 
thienlong (2)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 
dieuuyc10 (1)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 
CuongC1 (1)
DỊCH CÂN KINH Vote_lcapDỊCH CÂN KINH Voting_barDỊCH CÂN KINH Vote_rcap 


You are not connected. Please login or register

DỊCH CÂN KINH

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1DỊCH CÂN KINH Empty DỊCH CÂN KINH Mon Jan 24, 2011 5:21 pm

pnqt

pnqt

pthoang đã viết:Năm Tân mão thấy bác PNQT có vẽ quan tâm đến sức khoẻ hơi nhiều đấy, về quê ăn Tết mà chuẩn bị kỹ quá chắc Chi em QNgãi chịu ko nổi?

Ngày xưa đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ, còn nhớ mãi đoạn Doanh Doanh chấp nhận bị giam lỏng ở Chùa Thiếu Lâm để đổi lại, người yêu của nàng, Lệnh Hồ Xung, được các nhà sư ở Chùa dạy cho môn Dịch Cân Kinh để chữa bệnh; và tưởng rằng đó chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng và hư cấu của Kim Dung tiên sinh ...;

Nhưng rồi, một hôm, chị Nhi của pnqt (vợ của Thầy Bùi Nhật Tuấn) giới thiệu một cuốn photo tựa là Dịch Cân Kinh, và chị nói là chị đã luyện và cho kết quả rất khả quan, pnqt chưa tin lắm, lên mạng tìm tất cả các thông tin về Dịch Cân Kinh, nhưng nhiều quá, chưa tổng hợp được, nên chưa kịp giới thiệu với mọi người;

Bỗng dưng, Lâm tiên sinh post một bài có tên DỊCH CÂN KINH ..., thế là phải post thôi.


Dịch cân kinh
biến người yếu thành khỏe


Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.

Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.
Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không?

Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.

Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)



Kinh Nghiệm luyện tập
Đạt Ma Dịch Cân Kinh


From: Phuong1110@aol.com
Date: Tue Jun 5, 2001 3:41pm
Subject: Kinh Nghiệm luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh
Nguyễn Sanh28 sưu tầm
Huỳnh Bửu Khương

LTS. - Số báo trước, NVTB đã đăng bài viết của BS Lê Phước Khánh nói về môn luyện “ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH”, và những hiệu quả chữa bịnh, giữ gìn sức khoẻ cho nhiều ngườị

Bài viết đã được đăng vào tháng 11 năm ngoái trên nhật báo Người Việt ở California. Sau đó, cách đây 3 tuần, trên mạng lưới internet có phổ biến bài của một đọc giả góp ý thêm về kinh nghiệm tập môn nói trên. Chúng tôi trích đăng lại nguyên văn để bạn đọc tiện tra cứu (NVTB).

Gần đây tôi có đọc loạt bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh của BS Lê Quốc Khánh trong nhật báo Người Việt ngày 17 và 18/1 1/2000và thấy rất vui mừng khi biết tập Cân Kinh thấy rõ, người nào có bệnh thì Cân Kinh có thể chữa được nhiều bịnh nan y trong đó có cả bịnh ung thư. Do đó tôi muốn góp thêm ý kiến bằng cách nói lên kinh nghiệm bản thân về việc tập Dịch Cân Kinh để giúp đỡ đọc giả hiểu rõ hơn cách luyện tập và củng cố lòng tin vào phương pháp tập luyện nàỵ
Vào năm 1974, chúng tôi được anh Nguyễn Kim Tri, Thiếu tá ở Võ Phòng Tổng Thống, cho chúng tôi phóng ảnh của quyển Dịch Cân Kinh bằng tiếng Tàu và khuyên chúng tôi nên tập luyện theo sách ấy, rất tốt cho sức khoẻ, vì đây là cách luyện tập của chùa Thiếu Lâm dành cho môn sinh luyện trước khi học võ.

Sau đó chúng tôi nhờ người dịch đại ý của quyển sách và tập luyện. Sau bốn tháng tập luyện mọi người trong phòng tôi (Khối Đặc Biệt, Trung Tâm Phối Hợp Thi Hành Hiệp Định Ba Lê, Phủ Tổng Thống) đều đạt kết quả tốt. Người nào không có bịnh thì đều lên cân, da dẻ hồng hào thấy rõ, người nào có bịnh thì bớt bịnh. Ông Long, thư ký đánh máy, bị huyết áp cao thì sau 4 tháng tập, huyết áp xuống bình thường mặc dầu không có uống thuốc. Lúc ấy ngày nào tôi cũng tập 1,200 cái đánh tay (Lúc mới khởi sự tập 200, về sau tăng dần)…

Sau tháng 4 năm 1975, suốt thời gian ở trong các trại cải tạo từ miền Nam ra tới miền Bắc, ngày nào tôi cũng tôi cũng tập Dịch Cân Kinh một lần, và vẫn giữ mức 1200 cái đánh taỵ Nhờ vậy mà mặc dù ăn đói và rất ốm yếu, tôi vẫn có thể chịu được và ít bịnh. Anh em nói vì tôi là quan văn trong nghành võ (luật sư Toà Thượng Thẩm Sài Gòn, thiếu tá) nên không có sức chịu đựng bằng các anh em khác, phần đông là tiểu đoàn trưởng tác chiến, quận trưởng hoặc hạm trưởng Hải quan cấp chỉ huy Biệt Kích Dù, an ninh quân đội v.v…

Hồi mới ra Hoàng Liên Sơn ở huyện Văn Chấn, thuộc tỉnh Nghĩa Lộc cũ, vào tháng 7 năm 1976, mỗi lần đi lấy gạo, tôi cùng một anh nữa khiêng lối 20, 25 kí đi bộ 7,8 cây số đường rừng. Khi về gần tới trại có đèo 19 tháng 5 rất cao, thường tôi yêu cầu anh cùng khiêng với tôi phải ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp. Sau đó tôi nói với thầy Thuần, một Đại Đức, thiếu tá tuyên úy Phật giáo, người ở cùng một láng và cùng tập Dịch Cân Kinh với tôi mỗi ngày, về việc tôi qua không nổi đèo 19 tháng 5. Thầy nói: “Bác cứ tập lên 2000 cái cho tôi, bác sẽ qua nổi đèo ấỵ Nghe lời thầy Thuần, tôi tập lên đến 2000 cái đánh tay mỗi ngàỵ

Và lối nửa tháng sau, khi đi lấy gạo, tôi được giao phải vác một mình 20 kí, (vì họ cho rằng chúng tôi ra Bắc một thời gian rồi, phải vác nổi 20 kí đi xa), nặng gấp đôi lần trước, thế mà khi qua đèo 19 tháng 5 tôi qua luôn, không phải ngừng lại để nghỉ như trước. Tôi biết ngay là nhờ tập Dịch Cân Kinh theo lối thầy Thuần chỉ nên mới đạt được kết quả ấy, chớ việc ăn uống thì chúng tôi vẫn bị đói dài dài (ở miền Bắc trong ba năm đầu gia đình không được gởi thực phẩm cho chúng tôi).

Hồi đó tôi tập nổi 2200 cái đánh tay cho mỗi lần là nhờ hằng ngày tôi phải leo núi, đồi, phải làm việc nặng nên chân mạnh hơn lúc ở Sài Gòn. Chân phải mạnh, rắn chắc thì tập mới lâu được, vì suốt buổi tập mình phải đứng tấn.

Tôi còn nhớ, có một hôm chúng tôi phải khiêng một khúc cây to. Anh bộ đội nói “Chỉ cần 10 người khiêng cây này, anh nào yếu cho khỏi khiêng.” Tôi đưa tay lên xin khỏi khiêng vì tôi biết là tôi yếu nhất trong anh em. Đồng thời có một anh nữa, anh Duyệt cũng đưa tay. Anh bộ đội trỏ tôi và nói: “Anh không yếu bằng anh này” vưà chỉ anh Duyệt. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy anh Duyệt mặt mày xanh xao mặc dù thực sự anh mạnh hơn tôi.
Nhờ tập Dịch Cân Kinh mỗi ngày nên dù ăn đói nhưng da mặt tôi không xanh mét như một số anh khác.

Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.

Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy, và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.

Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh:

1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giầy hay dép, không nên đi chân đất,
Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngói chân cái bằng khoảng cách của hai vai, hai bàn chân bám chặt xuống giầy hay dép

2. Gồng cứng bắp chuối và bắp vế chân, hậu môn nhíu lại và thót lên.
Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở
xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển

Tóm lại đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giầy, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch.

Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế.
Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.

3. Đầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.

4. Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau (đầu chót luỡi chạm nướu răng trên để luồng điện được lưu thông)

5. Ở mỗi bàn tay, các ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa ra phía trước). Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ. Khi đánh tay ra phía sau, một góc 60 độ.

Tóm lại khi đánh tay ra phía sau, đánh hết tay. Khi đưa hai tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ có 30 độ.

Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì kể một cái đánh tay. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày hai lần, sáng và chiều. Còn nếu có ý chí lớn hơn nửa thì tập ba lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) càng tốt.

Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được miển là thoáng khí và yên tĩnh.
Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức, và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.

Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập, về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350, v.v... Hồi tôi mới tập một thời gian ngắn sau là tôi lên đến 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh, và mỗi ngày tôi chỉ tập một lần . Sau khi tập xong ta thấy khát nước (nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức . Sau khi tập tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co giản hai cánh tay.

Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụt ngay. Nếu tập đúng cách tôi thấy không có bị phản ứng gì cả mà càng ngày ta càng thấy khỏe ra. Mình tập đuợc nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chứ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho được nhiều mà không gồng (lên gân) hai chân cho thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn.

Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa . Đánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bệnh tật .
Sách nói muốn tập trị bệnh thì nên tập từ 2000 - 3000 cái mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.

Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng cần phải áp dụng trong lúc tập:

1) Thượng tam hạ thất:
Nếu trong thời gian tập mình dùng 10 phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên.

Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực .
Đó gọi là thượng tam hạ thất, là thượng hư hạ thực, trên ba dưới bảy, hay trên hư dưới thực.
Trong việc đánh tay cũng thế. Khi đưa tay ra phía sau dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ dùng 3 phần.
Trước ba sau bảy, hay trước hư sau thực, đánh tay ra phía sau mới là thực cần thiết, và phải đánh cho hết tay.

2) Tâm bình khí tịnh:
Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó) ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Đó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chứ không phải thở theo nhịp tay.

Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Đang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay.

Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, thầy Thuần thở theo nhịp tay, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt .

Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập:

Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó là vì ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay (bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có vẽ hình rõ lắm).

Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo, luồng điện thay vì đi xuống lại đi nguợc lên đầu.

Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vi` trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy.

Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa là trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi. Thêm vào đó, ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhứt nữa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở VN tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Đàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.

Orange, 12/12/2000
Huỳnh Bửu Khương
www.QuanTheAmBoTat.com



Đạt Ma Dịch Cân Kinh - 1

BS. Lê Quốc Khánh
Trích báo Người Việt

Giới thiệu: Năm 917 (sau Tây lịch) Đạt Ma Sư Tổ từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung SƠn, Hà Nam xây dựng chùa Thiếu Lâm. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay.

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được. Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành khỏe mạnh. Cách luyện tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật. Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi.

- Bệnh ung thư là gì?

Người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại: Âm thư và Dương thư. Do đó đã có câu:

“Dương thư dễ lành, âm thư khó trị”

Dương thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ở ngoài, chín rồi vỡ, có máu mủ, dán cao là hết. Âm thư là cái mụt bên trong cơ thể, có khi rắn như đá. Nguyên nhân đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô, không đủ nhiệt năng của máu giảm sút không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.
Vậy theo Dịch Cân Kinh tay vẫy đúng phép, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

- Cụ Quách Chu 78 tuổi phát hiện u ở não và ở phổi. Tập đều sau 3 tháng thì tan khối u, khỏi bệnh. Luyện tập ngày ba buổi, mỗi buổi 1.800 lần. Tập đều sau 3 tháng thì tan khối u, khỏi bệnh.

- Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập ngày 3 buổi, mỗi buổi 1.800 lần (có dùng Dưỡng Tâm can), sau 3 tháng khỏi bệnh. Đã 3 năm nay vẫn khỏe mạnh.

- Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi và bán thân bất toại. Luyện tập sau 3 tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.
Khí huyết có tác dụng đến khắp lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư, cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấut ranh của cơ thể với bệnh là một cuộc đấu tranh ở nội bộ cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bệnh ung thư là bệnh chữa được.
Đương nhiên, bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà có, nó làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy, công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bệnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bệnh nội và trĩ ngoại.
Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng chỉ tập một tháng là khỏi.
Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon, làm tăng sức khỏe nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: Suy nhược thần kinh – Cao huyết áp – Bệnh tim các loại – Bán thân bất toại – Bệnh thận – Hen – Suyễn – Lao phổi – Trúng gió méo mồm, lệch mắt.
Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.

Luyện tập Dịch Cân Kinh:

- Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.
- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.
- Bắt đầu luyện tập cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân, mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh mà dùng nhiều sức sẽ không mang lại kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nặng, dưới nhẹ” là sai hỏng.
- Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng .. chỉ là hiện tượng bình thường, đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống, hợp với vũ trụ là “thiên khinh địa võng” (trên nhẹ dưới nặng).
- Sở dĩ có bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên, khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.
- Về bệnh mắt. luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, sẽ sinh ra các bệnh tật về mắt. Đôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh:

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng, nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ.
Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được:
1. Đau buốt;
2. Tê dại;
3. Lạnh;
4. Nóng;
5. Đầy hơi;
6. Sưng;
7. Ngứa;
8. Ứa nước mắt;
9. Ra mồ hôi;
10. Cảm giác như kiến bò;
11. Giật gân, giật thịt;
12. Đầu khớp xương có tiếng kêu lục cục;
13. Cảm giác máu chảy dồn dập;
14. Lông tóc dựng đứng;
15. Âm nang to lên;
16. Lưng đau;
17. Máy mắt, mi giựt;
18. Đầu nặng;
19. Hơi thở nhiều, thở dốc;
20. Nấc;
21. Trung tiện;
22. Gót chân nhức như mưng mủ;
23. Cầu trắng dưới lưỡi;
24. Đau mỏi toàn thân;
25. Da cứng, da dày rụng đi (chai chân);
26. Sắc mặt biến đi;
27. Huyết áp biến đổi;
28. Đại tiện ra máu;
29. Tiểu tiện nhiều;
30. Nôn, mửa, ho;
31. Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra;
32. Trên đỉnh đầu mọc mụn;
33. Ngứa từng chỗ hay toàn thân;
34. Cháy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trược khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách, làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, ban, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ luyện tập đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Còn tiếp

BS. Lê Quốc Khánh
Nguồn: Trích báo Người Việt


Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết